Đặc điểm Hươu cao cổ

Toàn thân được bao phủ bởi những đốm không đều nhau trên lớp lông vàng đến đen phân chia bởi màu trắng, trắng nhờ, vàng nâu. Giống đực có thể đạt chiều cao từ 4,8 tới 5,5 mét (16 tới 18 foot) và cân nặng lên tới 1.300 kilôgam (3.000 pound). Kỷ lục đo được của một con hươu cao cổ là cao 5,87 m (19,2 ft) và nặng khoảng 2.000 kg (4.400 lb). Giống cái thì thường có chiều cao và cân nặng thấp hơn giống đực một chút, vào khoảng 828 kg.

Hươu cao cổ là loài động vật thuộc giống hươu, nhưng lại được phân nhóm họ khác với các loài kia, đó là họ Hươu cao cổ, họ này bao gồm hươu cao cổ và một loài họ gần nhất, là hươu đùi vằn. Phạm vi sinh sống của hươu cao cổ trải dài từ Tchad cho tới Nam Phi.

Hươu cao cổ có thể sinh sống được tại các thảo nguyên, đồng cỏ hoặc rừng núi. Tuy nhiên, khi thức ăn trở nên khan hiếm, chúng sẽ đánh bạo đi vào vùng có cây cối rậm rạp hơn. Chúng thường ưa cư ngụ tại các vùng đất có nhiều cây keo. Loài này thường uống một lượng lớn nước trong một lần và có thể giữ nước lâu ở trong cơ thể, nên chúng có thể sống tại những nơi khô cằn trong một thời gian dài.

Hươu cao cổ biết chạy nhanh và trong trường hợp khẩn cấp có thể đạt tới tốc độ nước đại là 55 km/h, có nghĩa là ở khoảng cách ngắn chúng có thể đuổi kịp ngựa đua.

*Chiếc cổ là một phần quan trọng thể hiện hành vi giới tính và xã hội của hươu cao cổ. Theo như các nhà khoa học quan sát, những con hươu cao cổ đực thường dùng chiếc cổ của mình để “âu yếm” nhau. Chúng cuộn xoắn cổ vào nhau trông rất điệu nghệ; sau đó những hành vi bạo lực giữa hai con đực bắt đầu.

*Hành động này trông giống như cuộc chiến giữa hai con đực để tranh giành con cái chúng ta thường thấy trong thế giới động vật. Điểm khác biệt đó là sau trận chiến kịch liệt ấy, hai con đực sẽ bắt đầu giao cấu với nhau. Phần lớn việc quan hệ giữa hai hươu cao cổ đực bao gồm việc “âu yếm” bằng cổ (trong hình "Hai con hươu cao cổ Nam Phi") và quan hệ qua đường hậu môn.

*Hươu cao cổ thường sống tách biệt theo giới tính, và hành vi “âu yếm” bằng cổ thường xuất hiện trong bầy hươu đực. Trong một bài báo cáo, các nhà nghiên cứu đã dành 3.200 giờ trong suốt ba năm để quan sát bầy hươu cao cổ tại vườn quốc gia Tanzania, điều họ phát hiện thật đáng ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu quan sát được tổng cộng 16 trường hợp hai con đực quan hệ với nhau. Họ cho rằng đây là một hành vi thể hiện địa vị trong loài hươu cao cổ, thế nhưng không có bằng chứng nào củng cố cho ý kiến này. Trong cùng khoảng thời gian ấy, họ chỉ thấy một cặp hươu cao cổ đực và cái quan hệ với nhau. Bài báo cáo cho thấy 94% hành vi quan hệ của hươu cao cổ mà họ quan sát được là quan hệ đồng giới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hươu cao cổ http://www.britannica.com/EBchecked/topic/1052790 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/234140 http://medieval_terms.enacademic.com/615/Camelopar... http://www.merriam-webster.com/dictionary/camelopa... http://www.nytimes.com/2016/09/09/science/a-quadru... http://www.voatiengviet.com/a/huou-cao-co-thuoc-bo... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://animaldiversity.ummz.umich.edu/site/account... http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta...